0 GIỎ HÀNG
Giỏ hàng của bạn chưa có sản phẩm nào!

Bệnh Giang mai

Bệnh giang mai là bệnh do vi khuẩn Treponema pallidum Treponema pallidum gây ra, bệnh rất dễ lây lan, chủ yếu qua đường sinh hoạt tình dục. Người bệnh thường không biết về bệnh và vô tình lây nhiễm cho người khác. Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh giang mai giúp bạn có thể điều trị kịp thời căn bệnh xã hội này.

Đương lây bệnh?

 Lây truyền qua đường tình dục: Đây là con đường lây truyền chính, chiếm 90% các trường hợp mắc bệnh. Hầu hết các hình thức sinh hoạt tình dục (âm đạo, hậu môn hoặc miệng) là nguyên nhân gây ra sự lây lan của bệnh giang mai. Lây qua các vết xước trên da, niêm mạc do tiếp xúc với dịch tiết của tổn thương giang mai. Lây từ mẹ sang con là do xoắn khuẩn Treponema pallidum xâm nhập vào máu thai nhi qua nhau thai. Lây qua truyền máu hoặc qua dụng cụ tiêm nhiễm xoắn khuẩn.

PHÒNG BỆNH NHƯ THẾ NÀO?
• Quan hệ tình dục an toàn.
• Dùng bao cao su khi quan hệ tình dục đối với các đối tượng nguy cơ cao.

GIANG MAI BIỂU HIỆN NHƯ THẾ NÀO?
Các biểu của bệnh giang mai không phải lúc nào cũng rõ ràng và có thể tự biến mất. Một số người bị giang mai không có triệu chứng. Tuy nhiên, bệnh sẽ chuyển từ giai đoạn nhẹ sang giai đoạn nặng nếu không được chữa trị.
Các biểu hiện của bệnh giang mai để bạn nhận biết có thể bao gồm:
• Các vết loét nhỏ hoặc không đau, thường xuất hiện trên dương vật, âm đạo hoặc xung quanh hậu môn, nhưng có thể xảy ra ở những nơi khác như miệng.
• Phát ban đỏ nổi mẩn thường ảnh hưởng đến lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.
• Xuất hiện sẩn như mụn cóc sinh dục có thể phát triển trên âm hộ ở phụ nữ hoặc xung quanh hậu môn ở cả nam và nữ.
• Các mảng trắng trong miệng.
• Mệt mỏi, nhức đầu, đau khớp, sốt và nổi hạch ở cổ, nách và bẹn.

BIẾN CHỨNG CÓ THỂ GẶP Ở THỜI KỲ THAI NGHÉN?
Mẹ mắc giang mai có thể lây truyền cho con trong thời kì mang thai, em bé sinh ra mắc giang mai bẩm sinh có thể không có triệu chứng gì trong vài tuần đầu sau sinh, nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gặp những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: đục thủy tinh thể, điếc, viêm màng não,…
Mẹ mắc giang mai thời kì mang thai có thể mắc biến chứng khác như: sẩy thai, thai lưu, đẻ non hay sinh con nhẹ cân,.. vì vậy phụ nữ mang thai cần được làm xét nghiệm sàng lọc giang mai trong 3 tháng đầu và điều trị sớm để tránh biến chứng cho mẹ và con.

BỆNH GIANG MAI CÓ CHỮA KHỎI KHÔNG?
Có, bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn sớm, tránh các biến chứng có thể xảy ra của bệnh.
Cần điều trị cho cả bạn tình để tránh nguy cơ tái nhiễm.

Dánh dấu: Bệnh Giang mai