2021-04-20 20:01:46
Mới đây trên tạp chí Applied Physiology, Nutrition, and Metabolism (ấn bản tháng 1/ 2021) đã đề cập đến một chủ đề khá thú vị, đó là một đánh giá có hệ thống về “Whey Protein và tác động tiềm tàng với sức khỏe” của nhóm tác giả Quezia Damaris Jones Severino Vasconcelos và cộng sự.
Trong đó đề cập đến ảnh hưởng của whey protein tới gan, thận, thay đổi vi khuẩn chí, biểu hiện tức giận và mụn trứng cá. Tuy nhiên, ở phạm vi bài viết này, Bác sĩ xin chỉ đề cập đến biểu hiện tức giận và mụn trứng cá qua 2 nghiên cứu của Santos (2011) và Pontes (2014) cùng các cộng sự. Điều đáng lưu ý, họ đều cho rằng ‘’Việc bổ sung whey protein kéo dài làm tăng biểu hiện tức giận và nổi mụn ở những người hoạt động thể chất’’ ?
Hai tác giả đã liên kết thành phần dinh dưỡng của Whey Protein như một sự minh chứng cho những phát hiện của họ !
Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhấn mạnh là cả hai nghiên cứu đều có một số hạn chế về các khía cạnh phương pháp luận. Trong nghiên cứu của Santos, sự tức giận được đo lường bằng một cuộc khảo sát đối với những người tập thể hình về tần suất và khối lượng protein bổ sung, bao gồm cả thực phẩm bổ sung không chứa WHEY PROTEIN. Ông không tính đến các yếu tố tương quan khác có thể quan trọng, chẳng hạn như chuẩn bị cho thi đấu (Andersen và cộng sự, 1995). Hơn nữa, nghiên cứu của Pontes không có nhóm đối chứng đối với phương pháp điều trị bổ sung protein. Người ta báo cáo rằng có sự tiến triển của các tổn thương do mụn trứng cá sau 2 tháng bổ sung whey protein. Chúng ta không thể biết liệu một nhóm đối chứng, nếu không có bổ sung, sẽ có kết quả khác nhau hay không ?
Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh chính có liên quan đến sự bốc đồng và trầm cảm, với tryptophan (TRP) là một axit amin thiết yếu trong quá trình tổng hợp nó (Rossi và Tirapegui 2005). Được biết, các axit amin chuỗi nhánh (BCAAs) có trong WHEY PROTEIN có thể cạnh tranh với TRP trong việc đi qua hàng rào máu não, do đó làm giảm tổng hợp serotonin và có thể gây ra các triệu chứng liên quan đến tức giận (Kapczinski và cộng sự. 2003; Rossi và cộng sự 2003). Mặt khác, trong nghiên cứu của Thomson và cộng sự (2011) lại cho thấy sự tức giận đã giảm 25% ở những người hoạt động thể chất sau khi bổ sung các protein giàu leucin (bao gồm bột protein có Leucin tự do và WHEY PROTEIN Isolate).
Do đó, các báo cáo vẫn chưa rõ về cơ chế nào đằng sau những kết quả đó !
Trong sữa và các dẫn xuất của nó, có sự hiện diện của yếu tố tăng trưởng giống insulin 1 (IGF-1), một hợp chất có liên quan đến việc thúc đẩy sự phát triển và phân chia tế bào da, sản xuất bã nhờn và tăng các yếu tố estrogen liên quan đến xuất hiện mụn trứng cá (Adebamowo và cộng sự 2005; Melnik 2011). Mặc dù WHEY PROTEIN không có IGF-1, một số sản phẩm có chứa WHEY PROTEIN có thể có. Vì vậy, đây có thể là một trong những giải thích tại sao việc tiêu thụ nhiều sản phẩm WHEY PROTEIN có liên quan đến sự xuất hiện của các tổn thương do mụn trứng cá !
Phòng khám chuyên khoa Da liễu Táo đỏ.
03/03/2020
06/06/2020
0914504337