0 GIỎ HÀNG
Giỏ hàng của bạn chưa có sản phẩm nào!

BỆNH MỀ ĐAY

  • Tỷ lệ mắc bệnh mày đay trên toàn cầu năm 2017 là 86 triệu người; xấp xỉ 1,1% dân số.
  • Có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng có 2 đỉnh cao là từ sơ sinh tới 9 tuổi và từ 30-40 tuổi.
  • Hiện nay, thống kê cho thấy mày đay phổ biến hơn ở trẻ em so với người lớn (đặc biệt là lứa tuổi 1–4 tuổi). Nữ nhiều hơn nam.
  • Các quốc gia có GDP bình quân đầu người thấp hơn thường có ít khả năng tiếp cận với chăm sóc sức khỏe hơn, dẫn tới tình trạng bệnh ít được kiểm soát.

NGUYÊN NHÂN:

1. Do thức ăn

Thường gặp là sữa, trứng, cá biển, tôm cua, sò, ốc, phô mai, đồ hộp, mắm, tương, chao, đồ uống lên men (bia, rượu nhất là rượu ngâm động vật). Những thức ăn bình dân, thông thường nhất, “lành nhất” cũng có thể gây mày đay như cơm, đậu nành, bánh mì,...

2. Do thuốc

Tất cả các loại thuốc đều có thể gây mày đay. Thường gặp nhất là kháng sinh. Các thuốc điều trị cảm cúm, viêm khớp, huyết áp đều có thể gây mày đay. Đôi khi một người chỉ dị ứng với tôm nuôi, không dị ứng với tôm biển do sản phẩm chăn nuôi có dư lượng kháng sinh.

Mày đay do thuốc thường xảy ra ngay sau khi dùng thuốc hoặc sau dùng vài ngày.

3. Do tác nhân đường hô hấp

Hít phải các chất gây dị ứng như phấn hoa, bụi nhà, bụi kho, lông vũ, khói thuốc, nấm mốc, hương liệu. Vì vậy, để phòng ngừa bệnh này người bệnhnên vệ sinh chỗ ở thường xuyên. 

4. Do nhiễm trùng

Nhiễm virus như viêm gan siêu vi B, C; nhiễm vi khuẩn ở tai, mũi, họng; bộ phận tiêu hóa, răng, miệng, tiết niệu, sinh dục, nhiễm ký sinh trùng đường ruột (giun, sán) hay nhiễm nấm ở da, nội tạng. Các trường hợp nhiễm trùng đôi khi tiềm ẩn, chưa phát hiện.


5. Do nọc độc

Từ các vết đốt của một số côn trùng như muỗi, bọ chét, ong, kiến, sâu. Thường nguyên nhân này dễ nhận ra. Một số loài nhỏ như mạt bụi nhà ở giường ngủ đôi khi bị bỏ sót.

6. Do tiếp xúc với hóa chất

Từ các loại mỹ phẩm, son, phấn, nước hoa, thuốc nhuộm tóc, thuốc sơn móng tay, móng chân, xà phòng,… Các chất tạo màu thực phẩm và các chất bảo quản thực phẩm cũng có thể gây mày đay. 

7. Do tác nhân vật lý

- Do áp lực tì đè, chứng da vẽ nổi. Người bệnh nên mặc quần áo rộng thoáng nếu bị nguyên nhân này.
- Do vận động, xúc cảm như mệt nhọc, gắng sức, stress.
- Do lạnh, do nóng, do ánh sáng mặt trời, do nước (thay đổi thời tiết, mưa, tắm).

8. Do các bệnh hệ thống

Mày đay có thể xuất hiện do người bệnh mắc bệnh toàn thân như lupus ban đỏ, tiểu đường, cường giáp, viêm mạch máu...

9. Do di truyền

Nếu trong gia đình có người từng bị mày đay, khả năng người thân trong gia đình mắc bệnh cũng không nhỏ. 

Mặc dù không phải là căn bệnh nguy hiểm, đe dọa đến tính mạng nhưng mày đay lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh (mất thẩm mỹ, ngứa ngáy, khó chịu). Người bệnh khi có những biểu hiện: nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy khó chịu,…cần đến khám sớm tại các cơ sở y tế có chuyên khoa Da liễu để được thăm khám, xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh trực tiếp. 

 

Dánh dấu: BỆNH MỀ ĐAY