0 GIỎ HÀNG
Giỏ hàng của bạn chưa có sản phẩm nào!

Bệnh nấm da

 Nước ta ở vùng nhiệt đới (nóng-ẩm) thích hợp cho các bệnh nấm da phát triển. Trong đó thường gặp nhất: Nấm hắc lào, nấm lang ben, nấm kẽ.

Con người bị nhiễm nấm từ các nguồn sau:

-Từ môi trường (đất, cây cối, không khí…).

-Từ động vật (chó,mèo,ngựa…).

-Từ người bệnh sang người lành.

Điều kiện thuận lợi để mắc bệnh nấm da:

-Nấm dễ phát triển ở pH 6,9-7,2 hơi kiềm, ở các vùng da kín, nếp gấp lớn kẽ hay ra mồ hôi, ẩm ướt …

-Vệ sinh cá nhân kém, mặc quần áo chật, lạm dụng xà phòng… mồ hôi ra nhiều.

-Nhiệt độ nóng ẩm 27-30-35 độ C.

-Đề kháng cơ thể giảm, rối loạn nội tiết, dùng thuốc ức chế miễn dịch, dùng kháng sinh dài ngày.

  Triệu chứng lâm sàng

1. Nấm hắc lào:

+ Bao gồm nấm bẹn, nấm da thường (mông, thân mình…)

+ Bệnh thường bị vào mùa hè.

+ Căn nguyên: do Epidermophyton, trychophyton hoặc Microsporum.

+ Vị trí: thường gặp ở vùng kín, nếp gấp kễ lớn: như kẽ bẹn 2 bên, kẽ mông, quanh thắt lưng…

+ Tổn thương cơ bản: Ban đầu là đám da đỏ hình tròn như đồng xu, ranh giới rõ, có mụn nước nhỏ, ở giữa đám bong vảy nhẹ, về sau to hơn, lan to ra ngoại vi, nhiều đám liên kết với nhau thành mảng lớn hình đa cung.

+ Triệu chứng cơ năng: ngứa, đặc biệt khi ra mồ hôi.

+ Tiến triển: lành tính, nếu không điều trị kịp thời, đúng phác đồ sẽ trở thàn mãn tính dễ tái phát và biến chứng viêm da nhiễm khuẩn.

* Điều trị:

+Toàn thân:

– Dùng kháng sinh chống nấm đường uống: ketoconazol (Nizoral…); Itraconazol (sporal); Griseofulvin…

Chú ý: chống chỉ định ở người già, trẻ em, phụ nữ có thai, cho con bú, suy giảm chức năng gan- chức năng thận.

– Kháng Histamin chống ngứa.

– Sinh tố nhóm B

+Tại chỗ: bôi dung dịch ASA, BSI, mỡ Benzosali, kem Nizoral, Lamisil…

+ Phòng bệnh:

– Không mặc quần áo chật, ẩm ướt, luôn giữ khô ráo.

– Không lạm dụng xà phòng, sữa tắm…

– Cách ly tránh nguồn lây đặc biệt từ động vật nuôi bị bệnh (chó, mèo, ngựa…)

-Loại trừ các yếu tố thuận lợi, tăng sức đề kháng của cơ thể.

-Tránh các phương thức lây như nói ở trên.

2. Nấm kẽ chân:

+ Tên thường gọi: nước ăn chân.

+Đối tượng:

– Thường gặp ở những người làm việc môi trường ẩm ướt.

– Thường xuyên đi giày, ra mồ hôi chân.

* Nguyên nhân: do loài nấm Epidermophyton, Trichophyton.

*Triệu chứng lâm sàng:

+ Vị trí: kẽ ngón chân, đặc biệt kẽ ngon 3-4 sít nhau.

+ Tổn thương cơ bản: -Ban đầu bợt trắng, hơi bong vảy, chợt nông, nổi mụn nước, có khi viêm tẩy do nhiễm khuẩn thứ phát, về sau lan lên mu bàn chân, xuống mặt dưới bàn chân, kẽ các ngón khác.

-Nếu do loài nấm Trichophyton tổn thương đỏ, róc vảy da ở rìa bàn chân, gót chân, kẽ chân và có mụn nước ở đám tổn thương.

+Triệu chứng cơ nămg:ngứa.

+ Cần phân biệt với: bệnh tổ đỉa, Eczema tiếp xúc.

* Điều trị:

– Uống và bôi thuốc kháng sinh chống nấm Ketoconazol, Nizoral, Sporal, …

–  Bôi dung dịch: castellanin, BSI…

*Dự phòng:

-Giữ gìn các kẽ chân luôn khô ráo.

-Bôi, rắc thuốc bột diệt nấm vào dày, tất, vào kẽ chân, nhất là những người phải đi dày, ra mồ hôi chân…

3. Nấm lang ben:

(Pityriasis Vensicolor)

+ Căn nguyên: -Bệnh do nấm men Pityrosporum Ovale, 1 loài ưa môi trường chât dầu, mỡ, thường trú cổ nang lông tuyến bã, khi gặp điều kiện thuận lợi thì gây bệnh.

+ Đối tượng:

-Người trẻ, thanh thiếu niên, người da dầu, da mỡ.

-Thường bị về mùa hè, những người thường lạm dụng xà phòng, mặc áo chật, bề mặt da ẩm…

+ Triệu chứng lâm sàng:

– Vị trí: thường gặp ở ½ thân người trên (cổ, ngực bụng, lưng, cánh tay).

– Tổn thương cơ bản: Ban đầu là các chấm, vết, dát hình tròn đường kính 1-2 mm, trông giống bèo tấm, ăn khớp lỗ chân lông, thường có màu trắng, hồng (nhất khi ra mồ hôi), đôi khi có màu nâu. Các tổn thương liên kết với nhau thành các đám có hình vằn vèo, hình bản đồ giới hạn rõ, bề mặt có vảy nhỏ (vảy cám).

-Triệu chứng cơ năng: ngứa râm ran, nhất là khi nóng, ra mồ hôi…

+ Tiến triển: Bệnh dễ tái phát.

+ Điều trị: Uống và bôi thuốc kháng sinh chống nấm.

– Uống: Ketoconazol, Itraconazol, Sporal…

– Bôi: dung dịch ASA, BSI, mỡ Benzosali, kem Nizoral..

Đông y, dân gian: riềng ngâm với dấm…

-Tắm: xà phòng SASTID…

*Dự phòng: chú ý vệ sinh bề mặt da không lạm dụng xà phòng,mặc áo bằng vải sợi dễ hút mồ hôi…

 

Dánh dấu:Bệnh nấm da