0 GIỎ HÀNG
Giỏ hàng của bạn chưa có sản phẩm nào!

Tổng quan nghiên cứu tranexamic trong điều trị nám

        Nám da là một rối loạn chức năng tổng hợp sắc tố ở người, dẫn đến tăng sắc tố da tại chỗ và mắc phải mạn tính. Nó xuất hiện đối xứng ở các vùng tiếp xúc với ánh nắng của cơ thể và ảnh hưởng đặc biệt ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (Miot, Miot, Silva, & Marques, 2009). Nám da đôi khi được sử dụng thay thế bởi thuật ngữ “chloasma”, là một chứng tăng sắc tố da thường tăng lên do mang thai hoặc những thay đổi hormone tử cung và buồng trứng. Tuy nhiên, nám da có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra (Gupta, Go, Nouri, & Taylor, 2006).

        Nguyên nhân chính xác của nám da vẫn chưa được biết rõ, mặc dù một số yếu tố kích hoạt đã được nhắc tới, chẳng hạn như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, mang thai, sử dụng thuốc tránh thai và steroid, khối u buồng trứng, ký sinh trùng đường ruột, bệnh gan, sử dụng mỹ phẩm và thuốc cảm quang, các tác động của quá trình viêm trên da và stress (Elling & Powell, 1997; Katsambas & Antoniou, 1995; Miot và cộng sự, 2009; Sheth & Pandya, 2011; Tamega Ade, Miot, Bonfietti, Gige, Marques, & Miot, 2013).

        Mục tiêu của điều trị nám là bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời và giảm sắc tố.

Phương pháp điều trị đầu tay thường bao gồm các hợp chất bôi tác động vào quá trình tổng hợp melanin, chống nắng phổ rộng và che chắn.

Peel da hóa chất thường được thêm vào trong phương pháp điều trị hàng thứ hai.

Các liệu pháp laser và ánh sáng đại diện cho các lựa chọn tiềm năng đầy hứa hẹn cho những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác, nhưng cũng mang nguy cơ làm bệnh nặng hơn đáng kể (Shankar và cộng sự, 2014).

        Axit tranexamic (TA) là một chất ức chế plasmin được sử dụng để ngăn chặn quá trình tiêu sợi huyết để giảm mất máu. Nó là một dẫn xuất tổng hợp của axit amino lysine và tác động của nó ngăn chặn thuận nghịch các vị trí liên kết lysine trên phân tử plasminogen, do đó ức chế chất hoạt hóa plasminogen (PA) chuyển plasminogen thành plasmin. Trong khi plasminogen cũng tồn tại trong các tế bào đáy thượng bì ở người và tế bào sừng người được nuôi cấy có khả năng sản xuất PA, lý do cơ bản cho thấy TA có thể ảnh hưởng đến các chức năng và tác động của tế bào sừng (Tse & Hui, 2013). Bức xạ tia cực tím (UV) gây ra sự tổng hợp PA và làm tăng hoạt hóa plasmin trong tế bào sừng, sự giải phóng axit arachidonic nội bào, một tiền chất của prostanoid và lượng hormone điều hòa alphamelanocytestin tăng lên do hoạt động của plasmin. Hai chất này có thể kích hoạt quá trình tổng hợp melanin. Do đó, hoạt tính kháng plasmin của TA được coi là cơ chế chính của tác dụng giảm sắc tố của hoạt chất này (Ando, Matsui, & Ichihashi, 2010; Chang et al., 1993; Maeda & Naganuma, 1998; Takashima,Yasuda & Mizuno, 1992 ;Wang, Zhang, Miles& Hoover-Plough, 2004).

Hơn nữa, TA được tìm thấy có một phần cấu trúc tương tự với tyrosine có thể ức chế cạnh tranh hoạt động của enzyme tyrosinase (Li, Shi, Li, Liu, & Feng, 2010). Một số dạng của TA, bao gồm uống, bôi và tiêm vi điểm tại chỗ đã được sử dụng để điều trị nám.

Nguồn: Mohammad Taraz -Somayeh Niknam | Amir Houshang Ehsani
  Dermatologic Therapy2017